Dưới đây là Tổng quan về lý thuyết lớp 9 được Home Trainer tổng hợp chi tiết cụ thể, mời các bạn học sinh tham khảo.
Lý thuyết vật lý lớp 9
CHƯƠNG 1: Điện học (gồm 20 bài)
CHƯƠNG 2: Điện tử (gồm 19 bài)
CHƯƠNG 3: Quang học (gồm 19 bài)
CHƯƠNG 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (gồm 4 bài)
Tổng hợp công thức vật lý 9
Chương 1: Điện học
– Định luật Ôm:
Công thức: I = U / R
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (Ω)
Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A
– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:
+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In
+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un
– Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn R = ρ.l/s
Trong đó:
l – Chiều dài dây (m)
S: Tiết diện của dây (m²)
ρ: Điện trở suất (Ωm)
R: Điện trở (Ω)
– Công suất điện:
Công thức: P = U.I
Trong đó:
P – Công suất (W)
U – Hiệu điện thế (V)
I – Cường độ dòng điện (A)
Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t
– Công của dòng điện:
Công thức: A = P.t = U.I.t
Trong đó:
A – Công của lực điện (J)
P – Công suất điện (W)
t – Thời gian (s)
U – Hiệu điện thế (V)
I – Cường độ dòng điện (A)
– Hiệu suất sử dụng điện:
Công thức: H = A1 / A × 100%
Trong đó:
A1 – Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
A – Điện năng tiêu thụ.
– Định luật Jun – Lenxơ:
Công thức: Q = I².R.t
Trong đó:
Q – Nhiệt lượng tỏa ra (J)
I – Cường độ dòng điện (A)
R – Điện trở ( Ω )
t – Thời gian (s)
+ Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t
Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t
– Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.C.Δt
Trong đó:
m – Khối lượng (kg)
C – Nhiệt dung riêng (J/kg.K)
Δt – Độ chênh lệch nhiệt độ
Chương 2: Điện từ
– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:
Công thức: Php = P².R / U²
Trong đó:
P – Công suất (W)
U – Hiệu điện thế (V)
R – Điện trở (Ω)
Chương 3: Quang học
– Công thức của thấu kính hội tụ:
Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’
Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’
Trong đó:
d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính
d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
f – Tiêu cự của thấu kính
h – Chiều cao của vật
h’ – Chiều cao của ảnh
– Công thức của thấu kính phân kỳ:
Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’
Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’
Trong đó:
d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính
d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
f – Tiêu cự của thấu kính
h – Chiều cao của vật
h’- Chiều cao của ảnh
– Sự tạo ảnh trên phim:
Công thức: h/h’= d/d’
Trong đó:
d – Khoảng cách từ vật đến vật kính
d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.
h – Chiều cao của vật.
h’ – Chiều cao của ảnh trên phim.
Chắc hẵn các học sinh nào khi bước vào môi trường cấp 3 đều có tâm lý về sự đổi mới về môn học, làm sao để học tốt các môn học trong cấp 3 và môn vật lý nói riêng. Dưới đây Gia sư giỏi Bình Dương - Home Trainer đã tổng hợp lại Công thức và lý thuyết Vật lý lớp 10 khá chi tiết mời bạn cùng tham khảo để đưa ra lộ trình học tốt môn lý.
Trong chương trình Giáo dục hiện nay, môn Lý được đưa vào Chương trình giảng dạy từ cấp 2. Các em học sinh sẽ được tiếp cận dần với các hiện tượng vật lý, các công thức và giải thích tư duy.
Dưới đây là các dạng bài tập và lời giải môn vật lý lớp 9 chi tiết dễ hiểu, cùng mình tham khảo nhé.
Lên cấp 3, các bạn học sinh gần như đã có cho mình những định hướng về nghề nghiệp cũng như các môn thi. Vì vậy, hầu như các bạn học sinh sẽ tập trung vào những môn học trọng điểm, có tính chất quyết định đến các kì thi quan trọng. Và Vật Lý là một trong những môn như vậy.
Copyright © 2019 Bản Quyền Thuộc Về CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC HOME TRAINER Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 6 | Tổng Người Online: 217147